Vì sao giáo Pháp Phật Vipassī, Sikhī, Vessabhū không kéo dài?

Xét về tuổi thọ:

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vipassī bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tuổi thọ loài người là 80,000 năm.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Sikhī, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tuổi thọ loài người là 70,000 năm.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vessabhū, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tuổi thọ loài người là 60,000 năm.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tuổi thọ loài người là 40,000 năm.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Konāgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tuổi thọ loài người là 30,000 năm.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tuổi thọ của loài người là 20,000 năm.

Này các Tỷ-kheo, nay tuổi thọ của Ta (Gotama) không bao nhiêu, ít ỏi, tuổi thọ loài người khoảng 100 năm hay hơn một chút.

Xét về hội chúng:

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vipassī, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội 6,800,000 Tỷ-kheo, một Tăng hội 100,000 Tỷ-kheo, một Tăng hội 80,000 Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vipassī bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Sikhī, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội 100,000 Tỷ-kheo, một Tăng hội 80,000 Tỷ-kheo, một Tăng hội 70,000 Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Sikhī, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vessabhū, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội 80,000 Tỷ-kheo, một Tăng hội 70,000 Tỷ-kheo, một Tăng hội 60,000 Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vessabhū, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội 40,000Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Konāgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội 30,000 Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Konāgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội 20,000 Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc A-la-hán.

Này các Tỷ kheo, nay trong thời của Ta có một Tăng hội 1250 Tỷ-kheo, tất cả đều là bậc Lậu tận.

Xét về ban hành giới bổn:

Này các Tỷ-kheo, rồi Thế Tôn Vipassī, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, vào buổi chiều xuất định đứng dậy và nói với các vị Tỷ-kheo:

Này các Tỷ-kheo, trong khi Ta yên lặng tịnh cư tại chỗ thanh vắng, ý nghĩ sau đây khởi lên: “Nay đại chúng Tỷ-kheo khoảng 6,800,000 vị trú tại kinh thành Bandhamatī. Sao Ta lại không khuyến dạy các Tỷ-kheo ấy: “Này các Tỷ-kheo, hãy đi cùng khắp vì hạnh phúc cho đại chúng, vì an lạc cho đại chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì lợi ích, vì an lạc cho loài Người, loài Trời. Chớ có đi hai người cùng một chỗ. Này các Tỷ-kheo, hãy thuyết giảng chánh pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa lý đầy đủ, văn cú vẹn toàn. Hãy nêu rõ đời sống phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh. Có những chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nếu không được nghe chánh pháp sẽ bị nguy hại. Nếu được nghe, sẽ thâm hiểu chánh pháp. Cứ sau sáu năm, hãy đến tại kinh đô Bandhumatī để tụng đọc giới bổn”.

Nội dung Giới Bổn:

Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassī, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giữa chúng Tỷ-kheo, tụng đọc giới bổn này:

“Nhẫn nhục, khổ hạnh, kham nhẫn, là đệ nhất.
Chư Phật dạy Niết-bàn là đệ nhất.
Người xuất gia hại người xuất gia khác.
Hại người khác như vậy không xứng gọi là Sa-môn.”

“Mọi điều ác không làm,
Hướng tâm các thiện nghiệp.
Giữ tâm trí thanh tịnh,
Chính lời chư Phật dạy.”

“Không chỉ trích, không đánh đập,
Giữ mình trong giới bổn.
Ăn uống có tiết độ,
Ngủ nghỉ riêng một mình.”
Hướng tâm đến cao khiết,
Chính lời chư Phật dạy”.’


Trích DN14. Mahāpadānasutta – Kinh Đại Bổn

Điểm lưu ý

Có chỗ trong kinh dịch rằng: “Giáo Pháp của Đức Phật Vipassī, Đức Phật Sikhī, Đức Phật Vessabhū không kéo dài không có sự cố gắng ban hành giới bổn”. Chỗ ấy, chưa được giảng giải rõ ràng nên gây ra rất nhiều hiểu lầm cho đọc giả. Bởi sự tinh tấn hay cố gắng của các vị Phật Toàn Giác thật tối thắng và không có chi để diễn tả được. Qua những đoạn trích trên, các đọc giả sẽ nhận thấy rằng:

Thế Tôn Vipassī, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội 6,800,000 Tỷ-kheo, một Tăng hội 100,000 Tỷ-kheo, một Tăng hội 80,000 Tỷ-kheo. Tất cả đều là bậc A-la-hán (lậu tận). Tuổi thọ loài người 80.000 tuổi.

Thế Tôn Sikhī, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội 100,000 Tỷ-kheo, một Tăng hội 80,000 Tỷ-kheo, một Tăng hội 70,000 Tỷ-kheo. Tất cả đều là bậc A-la-hán (lậu tận). Tuổi thọ loài người 70.000 tuổi.

Thế Tôn Vessabhū, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội 80,000 Tỷ-kheo, một Tăng hội 70,000 Tỷ-kheo, một Tăng hội 60,000 Tỷ-kheo. Tất cả đều là bậc A-la-hán (lậu tận). Tuổi thọ loài người 60.000 tuổi.

Ba đức Thế Tôn ấy có đến ba tăng hội, hết thảy đều là bậc A-la-hán (lậu tận). Cho thấy thời đại của ba vị Phật ấy, các chúng sanh được sanh ra rất nhiều phước báu. Hơn nữa, giới bổn chỉ ban hành khi xuất hiện bất thiện pháp trong hội chúng tỳ kheo. Như vậy, thời của ba đức Thế Tôn ấy không có giới bổn được ban hành, nên có một điểm quan trọng cần phải lưu ý. Đó chính là không có bất thiện Pháp nào phát sanh trong hội chúng tỳ kheo của ba đức Thế Tôn ấy. Điều này giải thích tại sao đức Phật Vipassī, đức Phật Sikhī, đức Phật Vessabhū không ban hành giới bổn.

Và vì sao việc không ban hành giới bổn ấy lại dẫn tới giáo Pháp ba đức Phật ấy không được kéo dài? Ở đây, có phải có điểm nào cần lưu ý chăng? Như đã giải thích phía trên, ba đức Phật trên không ban bố giới bổn do hội chúng không phát sanh bất thiện pháp. Do đó, khi đức Phật Vipassī, đức Phật Sikhī, đức Phật Vessabhū và hội chúng của các vị ấy tịch diệt thì Phật Giáo trong thời đại của các vị ấy cũng biến mất theo.

Lành thay, đây là chỗ cần được giải thích rõ ràng. Nếu không sẽ gây ra sự hiểu lầm và thắc mắc cho quý đọc giả.

Admin Dhanapālaka



Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Bố Thí Bộ Phân Tích Chánh Niệm Chùa Cổ Coi Ngày Tốt Xấu Các Bậc Thánh Nhân Gia Đình Và Xã Hội Giới Luật Tỳ Khưu Giới Sīla Hội Chúng Kệ Khuyến Tu lòng tin ma vương nghiệp báo Nghiệp Và Quả Của Nghiệp ngũ trần người hiền trí nhẫn nại nền văn minh Phương Pháp Giáo Dục phước báo Phẩm Hạnh Sa Môn Phật Giáo Và Khoa Học sợ hãi Thiền Minh Sát Thiền Tứ Niệm Xứ Thiền Vipassanā Thích Minh Châu Thần Thông Truyện Phật Giáo Trí Tuệ Trường Bộ Kinh Tài Sản Tà Kiến Tái Sanh Tâm Lý Học Phật Giáo Tăng Chi Kinh Tạng Luật tỉnh giác Tội Trục Xuất tứ thánh đế Tỳ Khưu Hộ Tông Vi Diệu Pháp Vô Thường Vấn Đáp Phật Pháp

Tháng Ba 2023
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Tạo một blog trên WordPress.com

%d người thích bài này: