Có rất nhiều phương pháp hành thiền dựa trên nền tảng Tứ Niệm Xứ. Ở đây, là một người theo Phật, tôi chỉ nói về phương pháp hành thiền liên quan tới Tứ Niệm Xứ (Vipassanā). Trong phần giới thiệu này, tôi chỉ chia sẻ về phương pháp thực hành thân niệm xứ (dưới sự chỉ dạy của Thiền Sư Mahasi và trích xuất từ Tam Tạng Pāḷi). Phương pháp thân niệm xứ của Ngài chỉ dạy không chỉ đơn thuần là sự quán sát sự phồng lên hay xẹp xuống ở bụng, mà còn quán sát hết tất cả những hiện tượng khác xảy ra nơi thân và tâm. Phồng xẹp ở nơi bụng là đối tượng chính cần theo dõi ở thân, để nhận thấy được các yếu tố diễn ra nơi thân (tứ đại) như nóng, lạnh, cứng, mềm, mọi hành động co, duỗi, đứng, ngồi, xúc chạm, … Ngoài ra còn phải theo dõi những đối tượng khác như suy nghĩ, tính toán, nhớ, giận, hối hận, phân tích, nghe, ngửi, ý muốn, khổ thọ, lạc thọ … xảy ra nơi tâm. Từ đó, thấy rõ được bản chất tự nhiên của hiện tượng đang xảy ra ở thân tâm (tức là chúng luôn có trạng thái sanh khởi rồi biến mất, sanh rồi diệt hay vô ngã — không làm chủ hoàn toàn được). Nếu nhìn nhận sâu rộng hơn, phương pháp này không chỉ đơn thuần là thân niệm xứ, mà bao quát hết cả thảy bốn niệm xứ: thân niệm xứ, thọ niệm xứ, tâm niệm xứ, và pháp niệm xứ. Vậy tại sao, Ngài Mahasi lại chỉ dạy quán sát hết tất cả những gì sanh khởi nơi thân và tâm? Mục đích để làm gì? Đức Phật có chỉ dạy sự kiện nào có liên quan không?
– Dhanapālaka –
“Tỷ-kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các Tỷ-kheo, cần phải thỉnh thoảng tác ý ba tướng: Cần phải thỉnh thoảng tác ý tướng định, cần phải thỉnh thoảng tác ý tướng cần, cần phải thỉnh thoảng tác ý tướng xả.
“Adhicittamanuyuttena, bhikkhave, bhikkhunā tīṇi nimittāni kālena kālaṁ manasi kātabbāni—kālena kālaṁ samādhinimittaṁ manasi kātabbaṁ, kālena kālaṁ paggahanimittaṁ manasi kātabbaṁ, kālena kālaṁ upekkhānimittaṁ manasi kātabbaṁ.
Tỷ-kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các Tỷ-kheo, nếu một chiều tác ý tướng định, thời có sự kiện tâm vị ấy đi đến thụ động.
Sace, bhikkhave, adhicittamanuyutto bhikkhu ekantaṁ samādhinimittaṁyeva manasi kareyya, ṭhānaṁ taṁ cittaṁ kosajjāya saṁvatteyya.
Tỷ-kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các Tỷ kheo, nếu một chiều tác ý tướng tinh cần, thời có sự kiện tâm vị ấy đi đến trạo cử.
Sace, bhikkhave, adhicittamanuyutto bhikkhu ekantaṁ paggahanimittaṁyeva manasi kareyya, ṭhānaṁ taṁ cittaṁ uddhaccāya saṁvatteyya.
Tỷ-kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các Tỷ kheo, nếu một chiều tác ý tướng xả, thời có sự kiện tâm vị ấy không chơn chánh định tĩnh để đoạn diệt các lậu hoặc.
Sace, bhikkhave, adhicittamanuyutto bhikkhu ekantaṁ upekkhānimittaṁyeva manasi kareyya, ṭhānaṁ taṁ cittaṁ na sammā samādhiyeyya āsavānaṁ khayāya.
Nhưng nếu Tỷ-kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các Tỷ-kheo, nếu thỉnh thoảng tác ý tướng định, thỉnh thoảng tác ý tướng tinh cần, thỉnh thoảng tác ý tướng xả, tâm vị ấy trở thành nhu nhuyến, kham nhậm, chói sáng, không bể vụn, chơn chánh định tĩnh để đoạn tận các lậu hoặc.
Yato ca kho, bhikkhave, adhicittamanuyutto bhikkhu kālena kālaṁ samādhinimittaṁ manasi karoti, kālena kālaṁ paggahanimittaṁ manasi karoti, kālena kālaṁ upekkhānimittaṁ manasi karoti, taṁ hoti cittaṁ muduñca kammaniyañca pabhassarañca, na ca pabhaṅgu, sammā samādhiyati āsavānaṁ khayāya.
Ví như một thợ làm vàng, này các Tỷ-kheo, hay đệ tử người làm vàng, xây lên các lò đúc. Sau khi xây lên các lò đúc, người ấy nhóm lửa đốt miệng lò. Sau khi đốt miệng lò, với cái kềm, người ấy cầm vàng bỏ vào miệng lò; rồi thỉnh thoảng người ấy thụt ống bệ, thỉnh thoảng người ấy rưới nước, thỉnh thoảng người ấy quan sát kỹ lưỡng.
Seyyathāpi, bhikkhave, suvaṇṇakāro vā suvaṇṇakārantevāsī vā ukkaṁ bandheyya, ukkaṁ bandhitvā ukkāmukhaṁ ālimpeyya, ukkāmukhaṁ ālimpetvā saṇḍāsena jātarūpaṁ gahetvā ukkāmukhe pakkhipeyya, ukkāmukhe pakkhipitvā kālena kālaṁ abhidhamati, kālena kālaṁ udakena paripphoseti, kālena kālaṁ ajjhupekkhati.
Nếu người làm vàng hay đệ tử người làm vàng, này các Tỷ-kheo, một chiều thổi ống bệ, thì có sự kiện vàng ấy bị cháy.
Sace, bhikkhave, suvaṇṇakāro vā suvaṇṇakārantevāsī vā taṁ jātarūpaṁ ekantaṁ abhidhameyya, ṭhānaṁ taṁ jātarūpaṁ ḍaheyya.
Nếu người làm vàng hay đệ tử người làm vàng, này các Tỷ-kheo, một chiều rưới nước, thì có sự kiện vàng ấy bị nguội lạnh.
Sace, bhikkhave, suvaṇṇakāro vā suvaṇṇakārantevāsī vā taṁ jātarūpaṁ ekantaṁ udakena paripphoseyya, ṭhānaṁ taṁ jātarūpaṁ nibbāpeyya.
Nếu người làm vàng hay đệ tử người làm vàng, này các Tỷ-kheo, một chiều quan sát kỹ lưỡng, thì có sự kiện vàng ấy không chơn chánh đi đến thuần thục.
Sace, bhikkhave, suvaṇṇakāro vā suvaṇṇakārantevāsī vā taṁ jātarūpaṁ ekantaṁ ajjhupekkheyya, ṭhānaṁ taṁ jātarūpaṁ na sammā paripākaṁ gaccheyya.
Còn nếu người làm vàng hay đệ tử người làm vàng, này các Tỷ-kheo, thỉnh thoảng thổi ống bệ vàng ấy, thỉnh thoảng rưới nước, thỉnh thoảng quan sát kỹ lưỡng, thời vàng ấy trở thành trở thành nhu nhuyến, kham nhậm, chói sáng, không bể vụn, và được thành tốt đẹp.
Yato ca kho, bhikkhave, suvaṇṇakāro vā suvaṇṇakārantevāsī vā taṁ jātarūpaṁ kālena kālaṁ abhidhamati, kālena kālaṁ udakena paripphoseti, kālena kālaṁ ajjhupekkhati, taṁ hoti jātarūpaṁ muduñca kammaniyañca pabhassarañca, na ca pabhaṅgu, sammā upeti kammāya.
Và loại trang sức nào người ấy muốn như vàng lá, hay nhẫn, hay vòng cổ, hay dây chuyền, người ấy có thể làm thành như ý muốn.
Yassā yassā ca pilandhanavikatiyā ākaṅkhati—yadi paṭṭikāya, yadi kuṇḍalāya, yadi gīveyyake, yadi suvaṇṇamālāya—tañcassa atthaṁ anubhoti.
AN 3.102. Sự Thiết Lập
Trả lời