Đức Phật có khả năng truyền âm thanh đi khoảng cách bao xa? Và Ngài làm bằng cách nào?

“Xa cho đến mặt trăng, mặt trời chạy trong quỹ đạo của chúng và chói sáng khắp bốn phương với ánh sáng của chúng, xa như vậy là một ngàn thế giới.

“Yāvatā, ānanda, candimasūriyā pariharanti, disā bhanti virocanā, tāva sahassadhā loko.

Trong ấy có một ngàn mặt trăng, một ngàn mặt trời, một ngàn núi Sineru (Tu-di), một ngàn Jambudīta (Diêm-phù-đề), một ngàn Aparagoyānā (Tây ngưu hóa châu), một ngàn Uttarakurā (Bắc-cu-vô châu), một ngàn Pubbavidehā (Ðông thắng thần châu), bốn ngàn biển lớn, bốn ngàn đại vương, 1000 cõi trời Bốn thiên vương, 1000 cõi trời ba mươi ba, 1000 Dạ-ma thiên, 1000 Tusitā (Ðâu-suất thiên), 1000 Hóa Lạc thiên, 1000 Tha Hóa Tự tại thiên, 1000 Phạm Thiên.

Tasmiṁ sahassadhā loke sahassaṁ candānaṁ, sahassaṁ sūriyānaṁ, sahassaṁ sine­ru­pabbata­rājā­na­ṁ, sahassaṁ jambudīpānaṁ, sahassaṁ aparagoyānānaṁ, sahassaṁ uttarakurūnaṁ, sahassaṁ pubbavidehānaṁ, cattāri mahāsa­mudda­sahassā­ni­, cattāri mahārājasahassāni, sahassaṁ cātumahārājikānaṁ, sahassaṁ tāvatiṁsānaṁ, sahassaṁ yāmānaṁ, sahassaṁ tusitānaṁ, sahassaṁ nimmānaratīnaṁ, sahassaṁ para­nimmita­vasa­vattī­na­ṁ, sahassaṁ brahmalokānaṁ—

Này Ānanda, đây gọi là một tiểu thiên thế giới.

ayaṁ vuccatānanda, sahassī cūḷanikā lokadhātu.

Này Ānanda, cho đến 1000 lần một tiểu thiên thế giới, được gọi là, này Ānanda, hai trung thiên thế giới.

Yāvatānanda, sahassī cūḷanikā lokadhātu tāva sahassadhā loko. Ayaṁ vuccatānanda, dvisahassī majjhimikā lokadhātu.

Này Ānanda, cho đến 1000 trung thiên thế giới được gọi là, này Ānandaba, ba Ðại thiên thế giới.

Yāvatānanda, dvisahassī majjhimikā lokadhātu tāva sahassadhā loko. Ayaṁ vuccatānanda, tisahassī mahāsahassī lokadhātu.

Này Ānanda, Như Lai có thể làm cho tiếng mình nghe xa cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới hay xa hơn nữa nếu muốn.”

Ākaṅkhamāno, ānanda, tathāgato tisahassi­ma­hāsa­ha­s­siloka­dhātuṁ sarena viññāpeyya, yāvatā pana ākaṅkheyyā”ti.

“Làm sao, bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể làm cho tiếng mình nghe xa cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới hay xa hơn nữa nếu muốn?”

“Yathā kathaṁ pana, bhante, bhagavā tisahassi­ma­hāsa­ha­s­siloka­dhātuṁ sarena viññāpeyya, yāvatā pana ākaṅkheyyā”ti?

“Ở đây, này Ānanda, Như Lai chiếu ánh sáng cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới, cho đến khi các chúng sanh nhận thức được ánh sáng ấy.

“Idhānanda, tathāgato tisahassi­ma­hāsa­ha­s­siloka­dhātuṁ obhāsena phareyya.

Rồi Thế Tôn phát âm và làm cho tiếng mình được nghe.

Yadā te sattā taṁ ālokaṁ sañjāneyyuṁ, atha tathāgato ghosaṁ kareyya saddamanussāveyya.

Như vậy, này Ānanda, Như Lai làm cho tiếng mình nghe xa cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới hay xa hơn nữa nếu muốn.”

Evaṁ kho, ānanda, tathāgato tisahassi­ma­hāsa­ha­s­siloka­dhātuṁ sarena viññāpeyya, yāvatā pana ākaṅkheyyā”ti.


AN 3.80. Nhỏ (Tiểu)

Tóm tắt

Khả năng truyền âm thanh của đức Phật là vô lượng. Như vậy, việc đức Phật giảng Pháp cho hàng Tứ Chúng (Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Cư Sĩ Nam, Cư Sĩ Nữ) âm thanh luôn rõ ràng, không có chướng Ngại.

Để các chúng sanh ở nơi khác nghe được Pháp thoại, đức Phật chiếu ánh sáng cho đến khi các chúng sanh nhận thức được ánh sáng ấy (theo khoa học chúng ta có thể hiểu nôm na đây là một loại sóng truyền từ cột phát sóng điện thoại đến điện thoại, vật lý học gọi là sóng điện từ).

Và có một điểm cần lưu ý trong chi tiết “đức Phật chiếu ánh sáng“. Dường như nó tương tợ với một chi tiết khác trong một số bản kinh khác là “Đức Phật … chiếu hào quang tiếp dẫn về Phật Quốc”. Bậc đọc giả trí thức sẽ nhận thấy, chắc hẳn đây quả là một sự “sáng tạo rất vi tế”.

– Dhanapālaka –



Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Bố Thí Bộ Phân Tích Chánh Niệm Chùa Cổ Coi Ngày Tốt Xấu Các Bậc Thánh Nhân Gia Đình Và Xã Hội Giới Luật Tỳ Khưu Giới Sīla Hội Chúng Kệ Khuyến Tu lòng tin ma vương nghiệp báo Nghiệp Và Quả Của Nghiệp ngũ trần người hiền trí nhẫn nại nền văn minh Phương Pháp Giáo Dục phước báo Phẩm Hạnh Sa Môn Phật Giáo Và Khoa Học sợ hãi Thiền Minh Sát Thiền Tứ Niệm Xứ Thiền Vipassanā Thích Minh Châu Thần Thông Truyện Phật Giáo Trí Tuệ Trường Bộ Kinh Tài Sản Tà Kiến Tái Sanh Tâm Lý Học Phật Giáo Tăng Chi Kinh Tạng Luật tỉnh giác Tội Trục Xuất tứ thánh đế Tỳ Khưu Hộ Tông Vi Diệu Pháp Vô Thường Vấn Đáp Phật Pháp

Tháng Tư 2023
H B T N S B C
 12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930

Tạo một blog trên WordPress.com

%d người thích bài này: